Sản xuất các sản phẩm may mặc thời trang đang là một trong những ngành có xu hướng phát triển vượt bậc trên toàn thế giới. Các công nghệ hiện đại cũng được cho ra đời giúp sản phẩm may mặc ngày càng đẹp và bắt kịp mọi xu hướng, trong số đó không thể không kể đến công nghệ in kỹ thuật số. Vậy các câu hỏi thường gặp khi in trên vải sẽ được cung cấp chi tiết trong bài viết sau đây.
1. In kỹ thuật số là gì?
Đây là một phương pháp in ấn mà hình ảnh được truyền trực tiếp từ file dữ liệu tới máy in và in trực tiếp lên vật liệu in. Cách làm này sử dụng máy in UV phẳng, có hệ thống pha màu tự động nên cho ra màu sắc và chất lượng hình ảnh sắc nét, chính xác. Hơn thế nữa, tốc độ in vô cùng nhanh, tiết kiệm được rất nhiều thời gian so với in truyền thống.
2. In kỹ thuật số trên chất liệu vải
In kỹ thuật số được áp dụng trên rất nhiều loại vật liệu và không thể không nhắc đến công nghệ in hiện đại và vượt bậc trên chất liệu vải. Công nghệ này ra đời khiến ngành thời trang bước thêm một bước dài và giúp con người có thêm nhiều sự lựa chọn hơn. In trên vải bằng công nghệ kỹ thuật số giúp hình ảnh có độ bền, màu sắc trung thực và bắt mắt, hơn nữa tốc độ in cũng rất nhanh với độ chính xác cao.
Đây là phương pháp đang dần trở thành xu hướng bởi những công dụng vượt trội mà nó mang lại như có thể in trên tất cả các màu vải, loại vải khác nhau; đồng thời có thể in từ một sản phẩm duy nhất nên các đơn hàng lẻ cũng có thể thực hiện in kỹ thuật số.
3. Phân biệt các kiểu in kỹ thuật số trên vải
3.1. In kỹ thuật số trực tiếp lên vải
Phương pháp in kỹ thuật số trên vải là công nghệ in phun màu trực tiếp lên vải mà không cần trải qua bất cứ quá trình trung gian nào. Ưu điểm vượt trội của phương pháp in kỹ thuật số trực tiếp trên vải là có thể thực hiện trên nhiều bề mặt in cũng như đa dạng các chất liệu vải và cả các màu sắc khác nhau. Không chỉ vậy, loại mực in mà kiểu in này sử dụng rất thân thiện với môi trường cũng như sức khỏe của con người.
Tuy nhiên, máy in kỹ thuật số trên vải sử dụng công nghệ hiện đại và mực in chuyên dụng nên có giá thành khá cao. Bên cạnh đó, phương pháp in này chỉ phù hợp với nhu cầu in áo lấy ngay và in áo với số lượng nhỏ.
3.2. In kỹ thuật số gián tiếp trên vải
Kiểu in kỹ thuật số gián tiếp còn được gọi là in chuyển nhiệt hoặc in ép nhiệt trên vải. Phương pháp này thay vì in trực tiếp lên vải thì lại sử dụng giấy chuyên dụng hoặc tấm film đặt trên tấm vải, sau đó chuyển mực và hình ảnh qua bề mặt vải bằng máy ép nhiệt.
Phương pháp in kỹ thuật số trên vải gián tiếp được ứng dụng nhiều trong xưởng in ép vải, quần áo, da… do có thể in các họa tiết, hoa văn phức tạp lên sản phẩm một cách dễ dàng và nhanh chóng. Kỹ thuật in chuyển nhiệt này có thể in hàng trăm tờ liên tục khiến năng suất thành phẩm tăng cao, đáp ứng nhu cầu in áo với số lượng lớn.
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp in gián tiếp trên bề mặt vải lại được khuyến khích sử dụng với nền vải sáng màu. Bên cạnh đó, trong quá trình in nếu không cẩn thận thì hình ảnh in ra tấm film bị giảm chất lượng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hình in trên áo.
Những kiểu in chuyển nhiệt trên thị trường hiện nay có hai loại: in bằng decal chuyển nhiệt và PET chuyển nhiệt. Điểm giống nhau giữa hai loại in này chính là việc không phụ thuộc vào màu sắc, có thể thoải mái in các màu sắc từ 2D đến 3D và cho ra những hình ảnh trung thực, bắt mắt. Bên cạnh đó, PET chuyển nhiệt và decal chuyển nhiệt đều rất bền, dễ mua và có giá thành không quá đắt đỏ.
4. Ưu, nhược điểm
4.1. Ưu điểm của công nghệ in kỹ thuật số
– Thời gian in nhanh, có thể lấy ngay
– Giá thành phù hợp so với mặt bằng chung
– In được trên nhiều chất liệu vải
– Tiết kiệm nhân công, người vận hành ít
– Có thể tạo ra các bản in ở mọi kích thước
– Hình in ra có độ bền cao, màu sắc trung thực và sắc nét
4.2. Nhược điểm của công nghệ in kỹ thuật số
⦁ Chi phí đầu tư lớn: Máy móc, mực in, film…
⦁ Một số chất liệu rất khó để in kỹ thuật số, dễ bị phai màu như vải hỗn hợp
⦁ Khi in với số lượng lớn tức là 1 file in thành rất nhiều bản. Lúc này in kỹ thuật số trên vải tỏ ra kém hiệu quả và đắt đỏ hơn các công nghệ in khác.
⦁ Kém hiệu quả và tốn kém chi phí khi in số lượng lớn – 1 file hình ảnh in ra thành nhiều bản
5. Quy trình in
Bước 1: Chuẩn bị file in
Designer sẽ chuẩn bị hoặc tự thiết kế file in theo yêu cầu của khách hàng, sau đó chỉnh sửa file in về màu sắc và kích cỡ sao cho phù hợp. Nếu khách hàng duyệt hình ảnh đó thì sẽ xử lý màu sắc và xuất file in để chuẩn bị cho bước 2.
Bước 2: Xử lý vật liệu in kỹ thuật số
Bộ phận chuyên trách sẽ dựa vào yêu cầu của khách hàng và tư vấn thêm để lựa chọn vật liệu phù hợp, sau đó sẽ xử lý vật liệu in, lựa chọn mực in cũng như kiểm tra máy móc xem có sự cố hoặc vấn đề gì không.
Bước 3. Tiến hành in kỹ thuật số
Sau khi chuẩn bị file và vật liệu in, bộ phận chuyên trách sẽ tiến hành in bằng cách nhập kích thước, điều chỉnh vị trí đặt vật liệu, lựa chọn chế độ in và chọn lệnh in. Đây là quá trình tự động hóa, sau khi đặt lệnh in thì con người sẽ không phải can thiệp hay xử lý bất cứ một vấn đề gì trừ khi máy in hỏng hóc.
Bước 4: Gia công sau in
Bước cuối cùng khá quan trọng chính là gia công sau khi in ấn. Đây là bước cần thiết với mục đích loại bỏ những phần không cần thiết của sản phẩm như hoàn thiện sản phẩm, cán bóng, sơn phủ, cắt gọt, hoàn thiện…
6. So sánh in kỹ thuật số và in lụa
Giống nhau
In kỹ thuật số và in lụa đều là những phương pháp được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc, mang đến những hình ảnh sắc nét và sống động để phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Ngoài ra, hai phương pháp in này đều áp dụng được trên nhiều bề mặt vải khác nhau, tạo ra những hình in sắc nét và rõ ràng.
Khác nhau
Khái niệm: In kỹ thuật số sẽ in cả hình ảnh lên vải, hình ảnh dính trực tiếp vào bề mặt vải. Còn in lụa sử dụng khuôn in để gạt mực thấm qua lưới in vào vải, mỗi màu in sử dụng một khuôn khác nhau
Chất lượng hình ảnh: Hình in bằng in kỹ thuật số vừa phải, màu sắc trung thực và chính xác. Hình in lụa dày, màu sắc sáng và rực rỡ, sống động
Số lượng sản phẩm: In kỹ thuật số số lượng nhỏ. Còn in lựa số lượng lớn theo quy định
Chất liệu in: In kỹ thuật số bằng Vải, màng mỏng, gỗ… In lụa sử dụng Vải, thủy tinh, gỗ, giấy, gạch men…
7. Các câu hỏi thường gặp
– Đơn vị in áo thun giá rẻ với công nghệ uy tín – chất lượng trên thị trường tại Việt Nam?
ÁO ĐỘNG LỰC – Một trong những đơn vị in và cung cấp các dịch vụ về áo thun in kỹ thuật số hiện đại nhất trên thị trường Việt Nam.
Nơi đây sở hữu các công nghệ đầu tư hàng đầu về máy móc Brother GTX, Epson F2130, Iris 2000 cùng với khả năng thực hiện tối đa 1.200 vị trí in khổ nhỏ với độ phân giải đạt tới 1440dpi.
Với đội ngũ nhân viên hỗ trợ tư vấn, chăm sóc khách hàng nhiệt tình, luôn hỗ trợ hết mình, tận tâm trong công việc, ÁO ĐỘNG LỰC đã trở thành địa chỉ tin cậy mỗi khi khách hàng có nhu cầu đặt in áo thun lấy liền hoặc mua áo thun sử dụng công nghệ in kỹ thuật số.
Với khả năng đáp ứng các sản phẩm cao cấp cho các shop thời trang trong và ngoài nước, ÁO ĐỘNG LỰC luôn tự hào là địa chỉ uy tín và yêu thích của khách hàng trong nhiều năm nay. Hơn thế nữa, ÁO ĐỘNG LỰC nhận in áo thun theo yêu cầu và in áo thun đồng phục từ khắp các tỉnh thành trên toàn quốc nên khách hàng không phải lo lắng về khoảng cách địa lý.
Địa chỉ: 710/59 Lũy Bán Bích, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, Tp HCM Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 028 7100 8789
– Có thể đặt in kỹ thuật số trên nền vải đen không?
Câu trả lời là có:
Do sử dụng công nghệ in phun và nước mực chất lượng cao nên mực thấm sâu vào từng sợi vải, bám chặt trên áo giúp màu sắc rất bền và lên màu chính xác. Vì vậy, dù là vải màu sáng hay màu tối thì cũng có thể sử dụng phương pháp in kỹ thuật số.
– Các loại file (tệp) thích hợp để:
Có hai loại lưu trữ dữ liệu đồ họa là raster và vector.
Định dạng raster sử dụng pixel, số pixel càng cao thì hình ảnh càng sắc nét và có khả năng tương thích rất cao. Định dạng raster có khả năng mở rộng không được tốt, khi phóng to kích cỡ ảnh so với kích thước ban đầu sẽ xảy ra tình trạng mờ và vỡ pixel.
Đồng thời, file raster có kích thước cố định, được quy định bởi số điểm ảnh hoặc pixel trên mỗi inch nên để không bị giảm chất lượng, hình ảnh cần phải được thu nhỏ lại.
Định dạng vector có thể biểu diễn ở độ phân giải và hình thức ban đầu mà không cần khái quát hóa nhờ các tọa độ trong mặt phẳng hai chiều.
Định dạng này sử dụng các path có khả năng mở rộng vô hạn, không làm mất độ sắc nét dù được phóng to hay thu nhỏ nhiều lần. Bên cạnh đó, do được tạo thành từ phương pháp toán học nên có thể thay đổi kích thước linh hoạt mà không bị giảm chất lượng.
Tuy nhiên, định dạng vector chỉ được mở và chỉnh sửa bằng phần mềm chuyên dụng như Adobe Illustrator khá phức tạp.
Khi sử dụng bất cứ định dạng nào để in áo thun, máy in kỹ thuật số trên vải thường yêu cầu số lượng pixels per inch là 72, tuy nhiên để có chất lượng hình in tốt thì thiết kế của hình ảnh cần có độ phân giải ít nhất 300. Bên cạnh đó, hình ảnh cần có nền trong suốt và kích thước đủ lớn để bao phủ bề mặt in thực tế trên áo thun.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng thông số kỹ thuật của bảng màu chính xác còn thay đổi tùy thuộc vào máy in và kỹ thuật in được sử dụng.
– Những dòng máy in áo kỹ thuật số ÁO ĐỘNG LỰC đang sử dụng là gì? Công nghệ in kỹ thuật số trên vải tại đây như thế nào?
+ Khổ in trên vải hay áo kỹ thuật số
+ Chất liệu in kỹ thuật số
+ Độ bền.
– Tùy theo mình vải có lông hay ko có lông, mình vải đã được xử lý kỹ chưa.
– Cần xử lý bề mặt của vải trước khi in
+ chi phí in kỹ thuật số
báo giá in kỹ thuật số
Cùng tham khảo các mẫu áo thun in kỹ thuật số đang được khuyến mãi sập sàn – hot nhất năm 2020 tại ÁO ĐỘNG LỰC.