Vải linen còn được biết đến với tên gọi là vải lanh, là một trong những chất liệu vải đang được người tiêu dùng yêu thích, lựa chọn để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Hơn thế, vải linen còn được áp dụng nhiều trong ngành công nghiệp may mặc, hay thậm chí là trong trang trí nội thất, nhà ở.
Vải linen được sản xuất hoàn toàn từ tự nhiên, không thêm chất phụ gia trong quá trình sản xuất. Loại vải này được dệt từ phần thân và gốc của cây lanh, một loại cây có nguồn gốc từ Thụy Sĩ. Đặc điểm của sợi lanh (linen) là dai, thanh mảnh nên linen được sản xuất ra hầu hết đều an toàn cho da, chắc và bóng mượt hơn các loại vải khác, kể cả vải cotton. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy điều này bằng mắt thường.
Bên cạnh đó trong thành phần của linen có sợi liên kết, giúp nó trở nên chắc chắn hơn sau khi ngấm nước. Vải được làm thủ công, không cần qua trải qua các quy trình phức tạp, và còn có khả năng chịu nhiệt cực tốt.
Ưu điểm và nhược điểm của vải linen
Ưu điểm
- Khả năng thấm hút, nhả nước nhanh chóng chính là ưu điểm nổi bật nhất của linen.
- Sản xuất hoàn toàn tự nhiên nên rất an toàn, thân thiện với môi trường và người sử dụng.
- Độ bền cao hơn rất nhiều so với các loại vải khác trên thị trường hiện nay (lên tới khoảng 5,5 – 6,5 gm/den).
- Nhẹ, thoáng mát, giá thành lại phải chăng, vì thế mà linen luôn là lựa chọn hàng đầu trong việc may áo quần mùa hè.
- Có khả năng chịu nhiệt khá tốt, có thể phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Nhược điểm
- Độ co giãn khá thấp, dễ xuất hiện những nếp nhăn, nếp gấp trên bề mặt vải sau khi giặt, hoặc khi sử dụng và bảo quản không đúng cách.
- Khả năng đàn hồi không được tốt, nhất là khi chịu nhiệt độ lớn trực tiếp. Chúng ta thường mang quần áo ra là (ủi) để khắc phục tình trạng trên, nhưng khi áp dụng cách này với những sản phẩm được làm từ linen vô tình sẽ làm mất đi tính liên kết và đàn hồi của nó.
Ứng dụng linen trong đời sống
Trang trí nội thất
Với khả năng thấm hút cực tốt, bề mặt linen mềm mịn, nên đây luôn là lựa chọn ưu tiên để làm drap trải giường ngủ, mang đến cảm giác êm ái cho người dùng. Bên cạnh đó, cũng có thể trang trí nhà cửa bằng những tấm vải bọc linen với nhiều màu sắc đa dạng hoặc những tấm rèm cửa, tấm phủ (trùm) nội thất.
Phụ kiện nhà bếp
Đối với những vật dụng trong nhà bếp, vải linen được dùng để may tạp dề hoặc khăn trải bàn, túi đựng thực phẩm xinh xắn,….Bởi loại vải này có sợi dai, bền bỉ và khi càng giặt lại càng trở nên mềm mịn và khả năng thấm hút tốt hơn. Dù bạn có thiết kế căn bếp theo hơi hướng đồng quê, hiện đại hay cổ điển thì sự điểm xuyến của vải linen sẽ góp phần tô điểm lên không gian bếp nhà bạn trở nên tinh tế hơn rất nhiều.
Ngành may mặc
Phân khúc dao động từ tầm trung đến cao cấp, với những ưu điểm đã nêu trên, đây là chất liệu có thể đáp ứng được nhu cầu làm đẹp, sản xuất các loại áo, quần, hay váy,… Vải linen có nhiều tông màu nhẹ nhàng, thanh lịch cực kỳ phù hợp cho những bạn đang theo đuổi phong cách vintage.
Vải chất liệu linen có giá bao nhiêu?
Bên cạnh nguồn gốc, xuất xứ, cùng những ưu và nhược điểm của vải linen thì điều khách hàng quan tâm kế đến đó chính là giá thành của chất liệu vải này.
Từng loại linen sẽ có những mức giá khác nhau. Trên thị trường hiện nay thường chia các mức giá dựa trên những đặc tính chung của nó và dưới đây cũng là 5 loại linen được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Cùng tham khảo một vài gợi ý nhé!
- Linen bố: ~ 79.000đ/ 1,5 mét (loại này thích hợp cho việc may khăn trải bàn, túi xách, rèm cửa).
- Linen bột: ~ 85.000đ/ mét (dòng vải này rất được ưa chuộng trong may mặc như dùng làm quần áo, chăn ga, gối nệm,…).
- Linen cao cấp: ~ 95.000đ/mét (thích hợp để may một số loại trang phục như: đầm suông, áo sơ mi hay áo dài,…).
- Linen tưng: ~ 155.000đ/mét (loại này mang đến sự mềm mại nhất định, thường ứng dụng để may khăn choàng hay áo dài cách tân).
- Linen xước: ~ 145.000đ/mét (thường được dùng để may vải vest mỏng hay quần, …)
- Ngoài ra còn một số loại vải linen khác cũng rất phổ biến, như: vải linen Nhật, linen Hàn Quốc, linen lụa,…
Cách bảo quản áo quần linen
Sử dụng nước ấm hoặc nước lạnh để giặt áo quần làm từ vải chất liệuu linen, điều này giúp bảo quản chúng một cách tốt nhất. Tuyệt đối không nên giặt chất liệu này với nước nóng (trên 450C).
Nếu vải quần áo linen của bạn có màu, hãy giặt với nước lạnh để ngăn không cho vải bị bay màu. Chỉ sử dụng nước giặt có nồng độ thuốc tẩy thấp, nếu không, quần áo của bạn sẽ rất dễ bị hư hỏng khi bị tiếp xúc với chất tẩy rửa có nồng độ cao. Nên phơi khô mọi đồ vật từlinen theo một cách tự nhiên trong không khí, tránh những nguồn nhiệt nóng trực tiếp.
Mong rằng với những thông tin trên đây đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về vải linen. Từ đó, có thêm một loại vải giá rẻ nhưng rất tiện dụng, biết cách chọn lựa loại vải phù hợp nhất để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mình. Bên cạnh chất liệu, phối đồ sao cho đẹp cũng là một điều cực kì quan trọng để có một set đồ đẹp. Tham khảo thêm tại đây nhé!