Ngành thời trang, may mặc đang phát triển không ngừng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng. Song hành cùng sự phát triển của công nghệ dệt may thì công nghệ in ấn, đặc biệt là in lụa trên áo thun đang được quan tâm và đầu tư đáng kể. Để giúp bạn có những thông tin tổng quan cần thiết về kỹ thuật in lụa, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
1. In lụa là gì?
In lụa là phương pháp in truyền thống đã ra đời từ khá lâu và được sử dụng từ những năm 1925 ở các nước châu Âu. Kỹ thuật in lụa được thực hiện theo nguyên tắc chỉ một phần mực in thấm qua lưới để tạo nên hình ảnh trên bề mặt vải. In lụa còn có tên gọi khác là in lưới cũng là bởi lý do này.
Thời đại công nghệ phát triển, thế giới đã xuất hiện máy in lụa áo thun nhằm mang đến hiệu quả và năng suất cao hơn. Phương pháp này cần có khuôn in lụa được tạo trên máy tính, dao gạt hồ để đẩy và phết mực thấm qua lưới in vào bề mặt vải.
Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp in lụa nào thì cũng đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ, khéo léo và có kinh nghiệm cao cùng những trang thiết bị chất lượng để cho ra đời những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
2. Sự cải tiến của công nghệ in lụa qua từng giai đoạn
Công nghệ sử dụng trên áo in lụa được cải tiến và hoàn thiện không ngừng để cho ra những sản phẩm chất lượng hơn với giá thành phải chăng, tiết kiệm chi phí và công sức người lao động. Bản chất của sự cải tiến này là việc thay thế chất liệu và cấu tạo của lưới in. Trong khi phương pháp in lụa truyền thống sử dụng tơ lụa làm bản lưới thì ngày nay, lưới được làm từ vải bông, kim loại…
Không chỉ vậy, kỹ thuật in lụa trên giấy hoặc trên bề mặt da động vật được sử dụng ở thời sơ khai, sau này mới áp dụng rộng rãi và được ưa chuộng trên mặt vải áo. Trước kia, chỉ có bàn tay người thợ thủ công mới cho ra đời được những chiếc áo in lụa hoàn hảo thì ngày nay, với sự ra đời của máy in lụa thì việc in ấn cũng được cải tiến hơn về năng suất và chất lượng.
3. Nguyên lý in lụa trên áo thun
Sau khi pha trộn mực, người ta tiến hành đổ mực vào khuôn in và dùng dao cao su gạt đều sao cho mực thấm qua lưới in. Lưới in có một phần được bịt kín bằng các hóa chất chuyên dụng một cách khéo léo để tạo thành hình in theo yêu cầu. Mực thẩm thấu qua lưới in sẽ kết dính mực trên bề mặt vải giúp hình in lụa áo thun bám chặt và bền hơn.
4. Các loại mực
Mực dành riêng để in áo thun là vấn đề cần lưu tâm đối với các cơ sở in ấn và sản xuất. Loại mực phổ biến được sử dụng trên áo thun in lụa chính là mực gốc nước (hay water-based ink), mực dầu hoặc mực plastisol.
Đây là những loại mực dễ pha loãng, hòa tan được trong nước ở nhiệt độ thường, đều màu, mùi nhẹ và ít độc hại, đặc biệt là thích ứng với nhiều loại vải khác nhau. Những loại mực này có thể dễ dàng khô tự nhiên, không cần can thiệp về các điều kiện như ánh sáng, độ ẩm hoặc nhiệt độ. Loại mực in được sử dụng phổ biến nhất là mực gốc nước có những thành phần thân thiện với môi trường, không độc hại nhưng lại kém bám trên bề mặt vải.
5. Các kỹ thuật in lụa trên áo thun
Dựa vào các tiêu chí cơ bản, kỹ thuật in lụa trên áo thun được phân chia như sau:
- Phân loại theo phương pháp in:
- In trực tiếp
- In phá gắn
- In dự phòng
- Phân loại theo cách thức sử dụng khuôn in lụa:
- In trên bàn in lụa thủ công
- In trên bàn in lụa tự động
- In trên bàn in lụa có cơ khí hóa một số thao tác:
- Phân loại theo hình dạng khuôn in
- In dùng khuôn lưới phẳng
- In dùng khuôn lưới tròn
6. Quy trình
Quy trình in lụa trên áo thun gồm 6 bước được thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các vật tư in lụa cần thiết
Các dụng cụ cần thiết in áo thun bao gồm: khung in lụa làm từ gỗ hoặc hợp kim nhôm, lưới, keo và vật dụng dùng để pha keo. Các dụng cụ này cần được vệ sinh sạch sẽ và phơi khô trước khi đổ mực in lên khuôn.
Bước 2: Xuất phim và chụp bản mẫu
Xuất số lượng bao nhiêu phim sẽ phụ thuộc vào màu in và kích thước của mỗi hình in. Ví dụ: hình in ở ngực áo và tay áo bằng nhau thì chỉ cần xuất 3 phim; nhưng hình in có kích thước khác nhau thì phải xuất đến 6 phim…
Sau khi xuất phim, người thợ in sẽ tiến hành chụp bản mẫu với những kỹ thuật chuyên biệt.
Bước 3: Pha keo và pha mực
Tùy thuộc vào chất liệu vải để lựa chọn loại mực in phù hợp, sau đó tiến hành pha mực. Keo cũng cần thoa kín khung để mực có thể kết dính nhanh hơn khi thẩm thấu vào bề mặt vải.
Bước 4: In thử và canh tay kê
Nếu in bằng máy, dùng dao cạo hồ quét lên khuôn in lụa để mực thấm qua khuôn và bám vào bề mặt vải cần in. Nếu in thủ công, đổ mực lên lưới in, sấy khô sau đó dán phim lên lưới, dán 4 góc bằng băng dính và ép bằng tấm kính, mang ra nắng sấy cho khô.
Nếu bỏ qua bước này sẽ có thể dẫn đến in sai hàng loạt, gây lãng phí nguyên liệu và tiền bạc. Vì vậy, cần in thử một bản mẫu để phát hiện những lỗi sai và xem hình in đã đạt yêu cầu của khách hàng hay chưa.
Bước 5: Tiến hành in sản lượng
Sau khi hình in thử đã đạt tiêu chuẩn và chất lượng tốt, tiến hành in hàng loạt với số lượng lớn theo đặt hàng của khách. Thời gian in phụ thuộc vào hình in có phức tạp và nhiều chi tiết, nhiều màu hay không.
Bước 6: Vệ sinh khung và sấy khô
Sau khi in đủ số lượng cần thiết, thợ in sẽ gỡ phim ra và mang khung in lụa đi rửa sạch, sấy khô để tránh ẩm mốc, tiện sử dụng cho lần in sau.
7. So sánh ưu, nhược điểm
Phương pháp in | In lụa | In trame |
Ưu điểm | – Giá thành in khá rẻ so với các phương pháp in khác trên thị trường. – Thích nghi trên nhiều loại chất liệu vải khác nhau. – Hình in mượt mà, khá chân thực và không bị lệch theo màu áo. – Có thể in nổi trên bề mặt vải. – In bằng máy nên không giới hạn số lượng in, có thể đặt số lượng lớn tùy thích. | – Hình in nghệ thuật bằng những điểm nhỏ, hiện rõ vùng sáng và tối giống hệt ảnh gốc. – Tiết kiệm màu in, tạo hiệu ứng chuyển màu trên nền vải tối. – Có thể in bằng mực cao cấp, nhũ, kim tuyến… – Là phương án lý tưởng nhất với những đơn hàng có yêu cầu cao về độ chi tiết và chuyển màu. |
Nhược điểm | – Màu in giới hạn và chỉ in được hình đơn sắc. – Độ nét của hình in chưa cao. – Mất nhiều thời gian và công sức chuẩn bị trước và trong khi in. – Chất lượng hình in phụ thuộc và tay nghề của thợ in và chất lượng mực in.
| – Giá thành cao – Chỉ được in thủ công nên đòi hỏi thợ có tay nghề cao, tính cách tỉ mỉ – Năng suất không cao, phù hợp với các đơn hàng với số lượng nhỏ. – Chỉ in được trên chất liệu vải thun polyester 100%. |
Kết luận: Mỗi phương pháp in dù là in lụa hay in trame đều có những ưu và nhược điểm riêng. Nếu như muốn in với số lượng lớn, hình ảnh không quá phức tạp và ngân sách vừa phải thì phương pháp in lụa sẽ đáp ứng được yêu cầu của bạn.
Còn nếu như số lượng áo cần in không nhiều nhưng đòi hỏi chất lượng hình in nghệ thuật, đậm nhạt chuyển màu thì nên bạn chọn phương pháp in trame.
8. Một số hình ảnh về in lụa và in trame
8.1 In lụa
8.2 In trame
9. Địa chỉ in uy tín
ÁO ĐỘNG LỰC – Cơ sở chuyên cung cấp các giải pháp in ấn trên các chất liệu vải cùng sản phẩm áo thun được khách hàng tin tưởng và yêu thích.
ÁO ĐỘNG LỰC luôn tự hào là địa chỉ uy tín trong nhiều năm, cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước các sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao về chất liệu vải, đường may, form dáng và ấn phẩm in thêu.
Địa chỉ: 710/59 Lũy Bán Bích, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 028 7100 8789
Đừng quên tham khảo các mẫu áo thun đẹp nhất đang được khuyến mãi hot nhất mùa thu năm 2020 tại ÁO ĐỘNG LỰC.
Trên đây là những thông tin tổng quan cũng như câu trả lời cho câu hỏi “In lụa là sao?” mà nhiều bạn vẫn còn thắc mắc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về quy trình và đơn vị cung cấp các giải pháp in ấn uy tín ở Việt Nam.