Các bước thực hiện chi tiết
- Bước 1: Thực hiện trải sản phẩm cần in lên bàn ép, lăn lông sạch sẽ trên mặt vải trước khi thực hiện in trên vị trí đó. Đối với các loại vải ít lông thì sẽ không cần lăn trước(Test bằng cách lấy băng dính hoặc cây lăn lăn qua một lượt không thấy dính nhiều lông thì có thể ép mà không cần lăn lông trước. Song đối với một số loại vải cotton và vải pha cotton thường xuất hiện nhiều lông do nhà dệt đã cắt và hút không kỹ, không xả lông nhằm tăng trọng lượng vải khi bán. Nhưng vô tình điều này lại làm ảnh hưởng rất nhiều đến độ bền hình in, vì khi quá nhiều lông trên vải, lớp keo trên phôi in không bám chặt được vào gốc vải mà chỉ bám trên lớp lông đó. Nên quý khách cần chú ý những chi tiết này)
- Bước 2: Thực hiện ép lần 1(chưa bỏ phôi in) với nhiệt độ 160⁰C, lực ép 4kg/cm², thời gian 60 giây. (để mặt vải đảm bảo độ phẳng tối đa và co rút về đúng tỷ lệ ban đầu) – bước này vừa có tác dụng xả áp lực dư trong van hơi, vừa có tác dụng làm phẳng và đều vải trước khi in.
- Bước 3: Chuẩn bị phôi in, kiểm tra trước về màu sắc, chi tiết trên phôi đã đúng thiết kế và yêu cầu chưa. Sau đó tạo cữ hoặc hiệu chỉnh đèn laser(nếu có) trên máy để canh vị trí in chính xác nhất có thể. Đặt phôi in đúng vị trí cần in, chỉnh máy theo thông số (nhiệt độ160⁰C, lực ép 4kg/cm², thời gian 16 giây). Ép lần 1 xong chờ nguội(<50⁰C) rồi lột tấm màng pet trong ra khỏi vị trí in(nếu thấy có hiện tượng đốm nước ẩm do độ ẩm trong không khí và vải bốc lên thì lấy khăn cotton, giặt ướt, lau nhẹ qua bề mặt hình in là sẽ sạch vệt ẩm)
- Bước 4: Sau khi lột màng pet, đảm bảo hình in sạch sẽ, thì tiếp tục đặt lên máy ép để thực hiện ép lần 2 với thông số tương tự(nhiệt độ 160⁰C, lực ép 4kg/cm², thời gian 16 giây). Với những máy ép có tấm vải chịu nhiệt, chống dính phía trên mâm nhiệt đã quá cũ thì nên thay hoặc xử lý tạm thời bằng cách lót giấy dầu lên trước khi ép lên hình in, tránh hiện tượng vệt bẩn từ vải cách nhiệt đã cũ dính lên hình in.
Những điều cần lưu ý khi ép phôi Pet Chuyển Nhiệt | Pet Kỹ Thuật Số
- Nếu là vải poly cầm màu cấp độ 4/5 nên ép 145⁰C và 8s cho mỗi lần. Vì vải có thành phần Polyester càng cao thì có khả năng lưu nhiệt lâu và có độ bám tốt.
- Không ép pet kỹ thuật số trên vải chưa hút sạch lông và nhiễm màu tránh hiện tượng bị nhiễm màu nền từ vải lên.
- Không ép pet trên các chất liệu vải có dính hồ, dính bột quá nhiều tránh làm ảnh hưởng đến độ bền chi tiết in.
- Nếu dùng máy ép tay để ép thì nên chú ý các thông số cơ bản về lực ép, nhiệt độ, thời gian. Ba thông số chính đó sẽ quyết định nên độ bền của hình in trên vải.
- Ở một số máy ép, sử dụng nhiều bàn ép thì tiêu chuẩn áp suất lực ghi trên đồng hồ đo tương ứng với thông số của bàn có kích thước bằng mâm nhiệt. VD: máy ép 40×60 lực đang hiển thị là 4kg/cm² thì khi gán bàn nhỏ 28x38cm thì lực tương ứng sẽ là 2kg/cm². Thông số PSI(Pounds per square inch) trên đồng hồ đo áp suất máy ép là số Pound (áp suất) trên một Inch vuông. Dựa vào thông số này hãy canh chỉnh lực ép, thời gian và nhiệt độ phù hợp với các loại vải. Độ bền 50% phụ thuộc vào khâu ép, nếu ấn phẩm in ép đạt tiêu chuẩn thì trên mặt hình in sẽ hiện rõ lằn vải, các chi tiết màu sáng không vị ám màu nền, với các định lượng vải 150gsm thì keo có thể bám xuyên qua vải. Điều đó khẳng định rằng nhiệt độ vừa đủ để làm keo tan chảy, thời gian đủ để làm keo ăn hết tối đa bám sâu hết cỡ vào vải, và lực ép đủ để giúp hình in không bị biến dạng, và giúp cho lớp keo và nhiệt độ tiếp xúc đều trên tất cả các điểm của hình in.
- Một số máy sử dụng thời gian lâu có thể mâm nhiệt hoặc bàn ép không còn phẳng nữa, hãy cân lại bàn hoặc dùng tạm thời bằng cách gia tăng độ đàn hồi của tấm silicon phía dưới bằng 1 tấm silicon mới và lót phía dưới là 1 tấm bọt biển để đảm bảo rằng mọi chi tiết trên hình in đều chịu một lượng lực, nhiệt độ và thời gian là như nhau.
- Tránh chỉnh nhiệt độ quá cao và thời gian quá lâu dẫn đến nhiều hiện tượng như láng vải, cháy hình, quéo màng pet, nhạt màu,…
- Xem thêm cách căn vị trí chính xác cho hình in trên vải bán thành phẩm tại đây
- Xem thêm cách xử lý loang ẩm trên hình in(mồ hôi) tại đây
Một số hình ảnh minh họa chi tiết
Các hình ảnh ở trên đều là phôi pet kỹ thuật số được rip với phần mềm neoStampa đến từ Tây Ba Nha và phần mềm hòa trộn màu được phát triển bởi độ ngũ kỹ thuật in, phối hợp team Dev để giúp các màu sắc được phân bổ tốt nhất trên mỗi điểm in. Tránh sự dư thừa của màu sắc, lệch lé, dày mỏng trên các chi tiết. Điều này đã tạo nên những khác biệt không hề nhỏ với những bản in thị trường. Bên cạnh đó, Áo Động Lực còn sử dụng mực nguyên liệu mỹ với khả năng chặn màu nền cấp độ 4 cho bản in luôn đảm bảo được tính thẩm mỹ và độ sắc sảo cần thiết trên mọi màu sắc nền vải khác nhau.
Và cuối cùng, với những bước hướng dẫn ép nhiệt phôi in dtf ở trên hi vọng quý khách hàng và đối tác sẽ tạo ra những ấn phẩm đẹp nhất. Áo Động Lực luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ!