Thị trường ngành hàng thời trang đang trên đà phục hồi mạnh mẽ sau những ảnh hưởng nặng nề của thiên nga đen Covid-19. Theo đó, các cửa hàng thời trang cũng dần mở cửa và có dấu hiệu tăng trưởng về số lượng mạnh trong thời gian sắp tới.
Vậy làm thế nào để phát triển chuỗi cửa hàng thời trang hiệu quả? Cùng tìm hiểu ở nội dung dưới đây.
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần đánh giá sơ lược bối cảnh thị trường Việt Nam để tìm ra những động lực và thách thức khi phát triển chuỗi cửa hàng thời trang tại đây.
Về động lực, giai đoạn đầu 2022 chứng kiến sự phục hồi đáng kinh ngạc của ngành hàng thời trang tại Việt Nam so với cùng kỳ năm trước, bất chấp mọi quan ngại rằng ngành sẽ vẫn chịu ảnh hưởng do đại dịch Covid gây ra.
Không những vậy, ngành hàng thời trang được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng vào nửa cuối năm nay. Như các bạn đã biết, Việt Nam là một trong những thị trường màu mỡ đối với ngành thời trang.
Báo cáo từ Asia Plus Inc cho thấy mức chi tiêu cho thời trang tại Việt Nam khá cao, và có khuynh hướng chuộng các nhãn hàng ngoại xa xỉ.
Việt Nam sở hữu tỷ lệ chi tiêu vào thời trang cao
Về doanh thu, thì từ sau năm 2020 – năm bùng phát dịch Covid, thì doanh thu thị trường thời trang tại Việt Nam có sự bức phá ngoạn mục, gần bằng năm 2019 trước khi bùng phát dịch (Virac, 2020).
Số liệu thể hiện rõ nhu cầu về thời trang tại Việt Nam là rất cao, trong đó quần áo chiếm hơn 50% doanh thu các sản phẩm thời trang.
Tuy nhiên, chiếc bánh thị phần thời trang tại Việt Nam luôn chứng kiến sự cạnh tranh cao từ các thương hiệu quốc tế. Sự đổ bộ ồ ạt của các nhãn hàng thời trang quốc tế khiến thị phần doanh thu của các hãng thời trang nội địa vốn đã không chiếm đáng kể, nay càng bị thu nhỏ.
Trước thực trạng như vậy, câu hỏi đặt ra là liệu các chuỗi thời trang nội địa mới có thể tồn tại trên thị trường có tính cạnh tranh cao như vậy không? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung tiếp theo.
Tại sao lại là chuỗi thời trang?
Việt Nam sở hữu lợi thế về địa lý khi giáp biên giới với nhiều quốc gia và biển Đông, giúp thúc đẩy trao đổi và giao thương hàng hóa dễ dàng. Đặc biệt, Việt Nam còn giáp với Trung Quốc, được xem là công xưởng thế giới, nên sở hữu nguồn hàng quần áo dồi dào.
Ngoài ra, Việt Nam cũng là một trong những nước xuất khẩu may mặc hàng đầu thế giới. Chính vì thế, nguồn hàng thời trang ở Việt Nam là không hề thiếu, tạo điều kiện đầu tiên để mở chuỗi cửa hàng thời trang.
Một trong những động lực khác để phát triển cửa hàng thời trang tại Việt Nam là nhu cầu về ăn mặc của người dân là vô cùng lớn, hầu như quanh năm.
Kết hợp với các yếu tố khác như (1) sự trỗi dậy mạnh mẽ của thương mại điện tử và (2) xu hướng O2O (Online To Offline), (3) việc giao hàng từ xa thuận tiện hơn, ngành hàng Việt Nam càng có nhiều cơ hội phát triển.
Đó cũng là lý do vì sao càng có nhiều cửa hàng thời trang hay chuỗi cửa hàng thời trang mọc lên trên thị trường vào giai đoạn gần đây tại Việt Nam.
Những vấn đề gặp phải khi phát triển chuỗi cửa hàng thời trang
Để phát triển thành công các chuỗi cửa hàng thời trang, các chủ cửa hàng cần chú ý và giải quyết các vấn đề sau.
1. Quản lý nguồn vốn và tài chính
Khác với việc kinh doanh online thì để mở được chuỗi cửa hàng thời trang đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn tương đủ lớn ban đầu để có thể trang trải cho các chi phí như tiền hàng, thuê mặt bằng, chi phí trang trí cửa hàng và nhân viên.
Quản lý chi phí
Không những vậy, quá trình vận hành chuỗi cửa hàng cũng cần một lượng chi phí nhất định. Để có thể cân đối tài chính, các chủ doanh nghiệp cần có kế hoạch quản lý nguồn thu và chi một cách hợp lý.
2. Quản lý vận hành
Một trong những đặc điểm tiêu biểu khi mở chuỗi cửa hàng đó là chủ doanh nghiệp cần quản lý nhiều địa điểm cửa hàng khác nhau, kéo theo nhiều loại công việc khác như quản lý trưng bày tại cửa hàng, thiết bị, vệ sinh, v.v.
Không những vậy, cấp quản lý còn phải chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý quá trình làm việc của nhân viên tại cửa hàng. Nếu không có một quy trình quản lý cụ thể chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng bị “ngợp” trước hàng tá các công việc khác nhau.
3. Quản lý hình ảnh
Khi kinh doanh chuỗi cửa hàng nói chung và thời trang nói riêng, một trong những điều quan trọng là chủ doanh nghiệp phải xây dựng được bộ nhận diện thương hiệu cho chuỗi cửa hàng.
Quản lý trưng bày tại cửa hàng thời trang
Để làm được điều đó thì cần có sự phát triển đồng bộ về mặt hình ảnh cho cửa hàng từ cách trang trí, phong cách phục vụ, sản phẩm đến trang phục của nhân viên tại cửa hàng.
Ví dụ: Chuỗi Thế giới di động đã thành công trong việc xây dựng được chuẩn trưng bày cửa hàng, cách chào hỏi và hỗ trợ khách hàng, từ đó tạo được ấn tượng tốt ở khách hàng. Theo đó, tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng mới sang khách hàng trung thành ngày càng cao.
4. Quản lý hàng tồn kho
Đặc thù của ngành là hàng thời trang rất dễ lỗi mốt. Vì vậy, cấp quản lý cần nghiên cứu và khảo sát thị trường về nhu cầu cho từng mặt hàng thời trang kỹ lưỡng. Hành động này có thể giúp cửa hàng xác định con số nhập vào và phân bổ tại cửa hàng sao cho hợp lý.
Ngoài ra, điều quan trọng là cửa hàng trưởng hay bộ phận quản lý cần có sự giám sát sao đối với kho hàng tại mỗi cửa hàng.
Quản lý hàng tồn
Khi có sản phẩm thời trang gì bán chậm hay không bán được, chủ cửa hàng nên thực hiện các chương trình thu hút khách hàng mua sắm hơn như sale-off, mua 1 tặng 1, v.v. để có thể đẩy được lượng hàng tồn kho, tạo điều kiện có một khoản vốn để nhập sản phẩm mới.
Để giải quyết các vấn đề này, cùng tìm hiểu 3 giải pháp lớn dưới đây.
3 giải pháp lớn giúp vận hành chuỗi thời trang tốt hơn
1. Ứng dụng công nghệ vào quản lý chuỗi
Thấu hiểu được các vấn đề hay xảy ra ở các chuỗi cửa hàng nói chung và cửa hàng thời trang nói riêng, các công ty SaaS đã phát triển các phần mềm giúp quản lý chuỗi cửa hàng tốt hơn.
Hòa chung xu thế chuyển đổi số tại Việt Nam, các chủ doanh nghiệp bắt đầu tìm kiếm các giải pháp số để số hóa bộ máy vận hành, giúp tối ưu hiệu quả hoạt động tại cửa hàng.
Ứng dụng công nghệ vào quản lý cửa hàng
Các tính năng mà phần mềm hỗ trợ gồm có:
1.1. Quản lý nhân viên
Quản lý nhân viên gồm các nhiệm vụ chính như chấm công, giao việc, quản lý tiến độ công việc, theo dõi năng suất làm việc của nhân viên.
Để có thể hỗ trợ quản lý nhân sự hiệu quả, phần mềm tích hợp các tính năng check-in/out ngay trên thiết bị di động. Các hoạt động chấm công của nhân viên theo đó sẽ được ghi nhận theo thời gian thực trên hệ thống.
Quản lý cửa hàng có thể truy cập hệ thống để nắm bắt tình hình làm việc của nhân viên mọi lúc mọi nơi. Không những vậy, các phần mềm hiện nay còn cung cấp khả năng giám sát năng suất làm việc nhân viên trực tuyến.
Các chỉ số về năng suất làm nhiệm vụ, doanh số bán hàng được thể hiện chi tiết và trực quan với biểu đồ đường.
1.2. Quản lý trưng bày
Để có thể tăng nhận diện thương hiệu cho chuỗi cửa hàng, việc quản lý trưng bày sao cho đồng bộ cũng đóng vai trò quan trọng. Trước đây, các giám sát trưng bày phải kiểm tra trưng bày cửa hàng một cách thủ công (sử dụng spreadsheet, kiểm tra email).
Cách thức làm việc này mất rất nhiều thời gian để đi giám sát trực tiếp chưa kể đến các thông tin bị rời rạc, không liên kết.
Phần mềm giúp gói gọn mọi công việc liên quan trưng bày từ thiết lập chuẩn trưng bày, tạo checklist kiểm tra trưng bày đến lấy báo cáo về tỷ lệ triển khai trưng bày vào một nguồn duy nhất.
Nhờ đó, cấp quản lý có thể truy vấn các dữ liệu và tình hình thực hiện trưng bày tại các cửa hàng thời trang dễ dàng hơn.
2. Hạn chế tồn kho bằng các chương trình khuyến mãi
Một trong những vấn đề lớn mà quản lý chuỗi cửa hàng thời trang cần giải quyết đó chính là hạn chế hàng tồn kho để tối ưu chi phí vận hành tại cửa hàng.
Để làm được điều đó, các cửa hàng trưởng phải theo dõi số lượng hàng tồn kho hàng ngày và thực hiện tổng kết theo tuần/tháng để biết được sản phẩm nào bán chạy, sản phẩm nào bán chậm, bên cạnh đó là số lượng có trong mỗi kho của cửa hàng.
Khi biết được chi tiết số lượng hàng tồn kho, cấp cửa hàng có thể triển khai các chương trình khuyến mãi để thúc đẩy doanh số cho các sản phẩm tồn.
3. Khảo sát và thăm dò ý kiến khách hàng thường xuyên để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh tại mỗi điểm bán
Khi kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào, kể cả ngành hàng thời trang, chủ doanh nghiệp cần phải hiểu được phân khúc khách hàng của mình là gì hay hành vi mua sắm của họ ra sao.
Chính những yếu tố này cũng góp phần vào kết quả kinh doanh vì chung quy lại thì khách hàng hay trải nghiệm khách hành vẫn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến kết quả kinh doanh của chuỗi cửa hàng.
Có thể nói để có thể phát triển chuỗi cửa hàng, các cấp quản lý và cửa hàng trưởng cần nắm bắt được nhu cầu và ý kiến khách hàng. Một trong những cách thức giúp các nhân sự quản lý hiểu được tâm lý và hành vi khách hàng là thực hiện các cuộc khảo sát nhằm lấy ý kiến của từng khách hàng, sau đó tổng hợp, đánh giá và phân tích để đưa ra các hành động thích hợp.
Khảo sát khách hàng thường xuyên
Một số Local brand về thời trang thành công tại Việt Nam
Mặc dù phải đối mặt sức cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu ngoại, thị trường thời trang Việt Nam vẫn ghi nhận sự lội ngược dòng của một số thương hiệu nội địa, giữa vô số thất bại của các nhãn hàng nội địa khác.
Những yếu tố được xem giúp ích cho các chuỗi cửa hàng thời trang này thành công trên thị trường đó chính là thống nhất được hình ảnh thương hiệu, phát triển sản phẩm đa dạng, quản lý tốt chất lượng phục vụ tại toàn bộ cửa hàng.
Dưới đây là danh sách một số local brand thời trang phổ biến tại Việt Nam:
1. Yame
YaMe (You are my everything) là thương hiệu thời trang nội địa phổ biến tại Việt Nam. Được thành lập vào 2010, đến nay thương hiệu vẫn được ưa chuộng bởi giới trẻ. Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của thương hiệu là nhờ vào sự độc đáo trong thiết kế sản phẩm. Các bộ sưu tập của theo chủ đề văn hóa.
2. Yody
Thành lập vào năm 2015, hãng thời trang Yody đang trên đà phát triển vượt trội. Hiện nay, hệ thống chi nhánh của hãng đã lên đến 184 cửa hàng. Sức hút của thương hiệu đến từ chất lượng sản phẩm và dịch vụ bán hàng chuyên nghiệp.
Nhờ đó, trải nghiệm khách hàng được tối ưu nhất, tăng tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng mới thành khách hàng trung thành với nhãn hàng.
3. GUMAC
Tiền thân là thương hiệu thời trang online, GUMAC hiện đang là một trong những hãng thời trang nội địa được yêu thích, đặc biệt là đối với phân khúc khách hàng nữ, văn phòng.
Danh mục sản phẩm đa dạng và thiết kế bắt trend khiến nhiều khách hàng nữ lựa chọn thương hiệu. Nhờ đó, doanh thu GUMAC tăng nhanh, kéo theo lợi nhuận ròng và ROI cũng tăng theo. Hệ thống chi nhánh của GUMAC hiện tại đã tăng lên hơn 60 cửa hàng trải dài trên phạm vi toàn quốc.
Kết luận
Có thể thấy đối với các thương hiệu thời trang nội địa trên, mặc dù không sở hữu lợi thế cạnh tranh cao như các thương hiệu xa xỉ quốc tế, các doanh nghiệp này vẫn có thể phát triển mạnh ở thị trường Việt Nam.
Lý giải về động lực tăng trưởng của các thương hiệu này thì có thể đề cập đến các yếu tố sau:
- Việc nghiên cứu kỹ về thiết kế sản phẩm
- Quản lý chất lượng hoạt động tại cửa hàng tốt
- Có sự giao tiếp giữa bộ phận HQ và cửa hàng
- Kiểm soát tốt được hàng tồn kho
- Quản lý được nguồn vốn và chi phí đầu ra
Ngoài ra, các thương hiệu thời trang trên còn ứng dụng công nghệ để hỗ trợ các hoạt động tại các cửa hàng.