Quy Trình May Áo Thun
Áo Động Lực là đơn vị tiên phong và đi đầu khi ứng dụng công nghệ vào quy trình sản xuất sản phẩm. Chúng tôi hi vọng những cách làm của chúng tôi có thể mang đến hiệu quả tốt nhất cho các nhà sản xuất và giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các sản phẩm.
Quy trình may áo thun tại Áo Động Lực được thiết kế dựa trên 3 tổ hợp may, mỗi tổ hợp may gồm 8 chuyền sản xuất, mỗi chuyền sẽ chuyên cho mỗi dòng sản phẩm riêng biệt. Nhằm đảm bảo chất lượng, sự đồng đều và quy trình sản xuất được liền mạch nâng cao giá trị chuyên môn hóa trong từng chi tiết, giúp người thợ làm đúng được sở trường của mình và giảm các động tác thừa, nâng cao tốc độ và chất lượng.
Để hiểu rõ và chi tiết hơn nữa, hãy cùng Áo Động Lực tìm hiểu nhé!
- I/ Trải vải, in sơ đồ vải và tiến hành thực hiện cắt vải
Sau khi nhận được mẫu thiết kế đầy đủ về sản phẩm. Đội ngũ kỹ thuật tiến hành phân bổ size áo theo tỷ lệ mà khách hàng yêu cầu(Ví dụ size áo khách hàng yêu cầu là: 150S, 300M, 450L, 500XL, 100XXL. Thì kỹ thuật viên sẽ chia thành 2 sơ đồ theo tỷ lệ 1S, 2M, 3L và một sơ đồ 5XL, 1XXL thì như vậy chúng ta sẽ cần cắt 150 lớp vải là đủ đơn, trừ hao rủi ro 3% thì có thể thêm vài lớp. Và sau đó tiến hành trải vải bằng máy trải, khỏa phẳng, cố định sơ đồ đã in phía bên trên và tiến hành cắt bằng máy cầm tay hoặc máy cắt có camera định vị)
Các thông số về sản phẩm luôn phải đề cao tính chính xác. Với các loại vải trơn dễ trượt như thun lạnh 2 chiều, satin, latin,… thì cần phải cắt trên bàn có chức năng hút, chỉnh lực hút mạnh để cố định vải. Ngoài ra với các loại vải mang tính đặc thù kỹ thuật cắt cần giảm số lớp để đảm bảo được tất cả các thân áo cùng size đều đạt chi tiết đồng đều tối đa.
Với các mẫu thiết kế in khớp hông, khớp vai thì kỹ thuật cắt cần bấm định vị để lúc in kỹ thuật sẽ canh theo đúng điểm bấm giúp hình in khớp cả trước và sau áo. Vì như chúng ta đã biết, môi trường sản xuất là môi trường cần sự tham gia của nhiều người, chỉ cần mỗi người một ý nhỏ là có thể dẫn đến những lỗi lầm nghiêm trọng. Ví dụ điển hình như việc chúng ta cần thực hiện một đơn hàng in full galaxy thì sau khi đã cắt vải chuẩn chỉnh và tách size hết, thì bộ phận in sẽ in phôi giấy chuyển nhiệt với dung size + 1cm mỗi cạnh phòng trừ co rút, lệch lém. Nhưng tới lúc trải vải trên máy ép cuộn thì 6 người trải, mỗi người một ý(người canh chính giữa, người canh cạnh dưới, người cạnh trên, người cạnh trái, người cạnh phải,….) thì cuối cùng sản phẩm làm ra sẽ không đạt điểm tối đa và tăng sự sai lệnh.
Các điểm cần lưu ý trước khi cắt vải:
- Kỹ thuật phải đảm bảo tất cả các bộ phận trên áo phải cùng nằm trong một sơ đồ in(để giảm thiểu tối đa rủi ro về màu sắc vì trong sản xuất luôn có những % sai lệch nhất định, nhưng chúng ta phải có trách nhiệm để hoàn thiện sản phẩm hướng đến sự hoàn hảo nhất)
- So khớp màu sắc, kích thước với các nguyên phụ liệu khác trước khi thực hiện(như màu vải có khớp với màu bo không? các chi tiết vải phối màu có đúng theo tone màu khách hàng lựa chọn không?)
- Sơ đồ vải không được xếp quá dài, có thể dẫn đến việc sai lệch, chú ý đến khổ vải, độ co rút(một số loại vải như vải dù, vải mè,…. sau khi qua nhiệt độ sẽ bị rút 2 đến 5%)
- Trải vải cùng chiều, cùng mặt để hạn chế rủi ro qua các khâu in, thêu. Với các dạng vải ống thì cần phải lưu ý kỹ và rõ ràng để tránh in thêu nhầm mặt chính của vải.
- Với đơn hàng lớn, nên vệ sinh bàn cắt sau mỗi lần, Không cắt 1 lần nhiều màu làm lông sợi bay từ màu này qua màu khác, ảnh hưởng đến việc sau này qua khâu in nhiệt độ sẽ làm cho các sợi lông nhỏ đó ra màu trên vải.
- II/ Chuẩn bị bo, tách phần theo các size màu cụ thể
Sau khi đã cắt xong, kỹ thuật tiến hành tách size, tách mẫu theo thiết kế trước khi đưa qua các bộ phận in thêu. Trong quá trình tách, gặp các thân vải bị lủng, xược, khoét, gân,… thì bỏ ra và ghi chú lên phần mềm quản lý, để mọi người đều nắm xem các thông số hao hụt dự kiến có nằm trong phần dư ra không? nếu không thì phải chuẩn bị thêm vải chờ sau thành phẩm áo, có số liệu thiếu cuối cùng rồi sẽ tiến hành bổ sung.
Với các mẫu áo phối vải nhiều màu, thì cần lưu ý rõ ràng và đóng riêng thành từng túi/từng rổ để giảm thiểu rủi ro tối đa khi qua các bộ phận khác.
- III/ Thực hiện in/thêu theo thiết kế đã duyệt
Hiện tại có rất nhiều phương pháp in trên vải, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng của nó. Và điều quan trọng là trong quá trình in ấn có nhiều yếu tố cần chú ý vì những điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tổng thể.
- Với các mẫu áo in chuyển nhiệt full thân nên sử dụng vải mè, cá sấu mè, vải dù,… với định lượng vải không quá dày (<200gsm) sẽ giúp mực in ăn sâu vào mắt vải, tránh hiện tượng sử dụng vải quá dày khi in lên thì đẹp nhưng lúc may gập mí hoặc chần 1 kim thì sẽ để lộ nếp gấp màu trắng từ bên trong mặt vải, điều này làm kém thẩm mỹ.
- Các sản phẩm vải cotton 4 chiều khi qua nhiệt độ thì thường có hiện tượng quắn góc, việc này khi may trong quá trình thực hiện máy có thể chém nhầm phần quắn vải. Nên chú ý báo qua bộ phận may chuẩn bị cữ may chuyên dụng trước với các mẫu này.
- Các mẫu in pet, decal,… hạn chế tiếp xúc trực tiếp nhiệt độ cao, nên bộ phận in sau khi hoàn thiện công việc của mình cần ghi chú cụ thể là không là ủi lên hình in, để thợ là ủi chú ý việc này.
- IV/ Thực hiện ráp hoàn thiện áo
Khâu ráp hoàn thiện áo rất quan trọng, với các mẫu áo khó, người chuyền trưởng cần thực hiện mẫu cho anh chị em thợ làm theo. Các mẫu thiết kế phải luôn được mở trên màn hình, vì có nhiều mẫu logo rất giống nhau nhưng tay trái và tay phải lại khác nhau chỉ một vài chữ nhỏ, nên chúng ta cần lưu ý kỹ càng trước khi thực hiện.
Với các mẫu có hình in khớp hông, khớp vai, khớp vải,.. thì thợ may cần chú ý cầm tay đúng điểm bấm định vị hoặc mối in giữa thân trước và thân sau để canh khớp chi tiết. Giảm thiểu tối đa sự sai lệch trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- V/ Là ủi, đóng gói, kiểm tra lại sản phẩm so với mẫu thiết kế.
Trước khi là ủi, kỹ thuật cần chú ý các điểm cần hút sạch chỉ. Thường thì mỗi mẫu áo chỉ có 4,5 điểm dừng và chúng ta chỉ cần chú ý các điểm đó để hút chỉ một cách nhanh chóng, đều và hiệu quả.
Là ủi, đóng gói là một khâu không kém phần quan trọng trong sản phẩm, cần độ tập trung cao và yêu cầu khéo léo. Mỗi sản phẩm khi trải ra để ủi trên bàn hít thì người thợ cần chú ý xem có chi tiết nào lỗi không? áo này in phương pháp gì? chất liệu vải là gì? để chỉnh nhiệt độ phù hợp. Với các sản phẩm local brand, shop cần gắn thêm thẻ bài, tag, mã,…. thì cần làm mẫu trước một cái và cho khách hàng duyệt về cả quy cách đóng gói sản phẩm.
- Câu hỏi thường gặp với quy trình may áo thun
Áo thun may theo yêu cầu thì khoảng bao nhiêu cái là có thể thực hiện?
Áo thun may theo yêu cầu với form và rập có sẵn thì thường thị trường họ sẽ nhận nguyên cây vải(từ 60 đến 100 áo). Vì hiện tại các nhà vải chỉ bán vải nguyên cây là số lượng tối thiểu, còn lẻ cây thì tùy theo loại và thường rất ít đơn vị bán trừ khi đó là dạng vải dư, vải tồn thì có thể bán lẻ với số lượng ít. Còn với Áo Động Lực có kho sẵn và rập sẵn thì với số lượng 20 cái là có thể thực hiện được. Còn với số lượng ít hơn thì từ 1 áo quý khách hàng có thể lựa chọn các dòng sản phẩm may sẵn để in hoặc thêu theo yêu cầu.
Một cây vải thường cắt được bao nhiêu áo? và nặng bao nhiêu kg?
Một cây vải nặng trung bình là 20kg nhưng cơ bản sẽ giao động từ 17 đến 23kg. Tùy vào định lượng dày mỏng, cỡ áo và loại áo cũng như form và kiểu phối thì sẽ quyết định nên số lượng thực tế cuối cùng của sản phẩm. (VD: áo cotton oversize cổ tròn định lượng 235gsm thì nếu cắt theo đúng tỷ lệ tối ưu và công nghiệp thì một cây vải sẽ ra được tầm 63 đến 65 áo, song nếu may với form nhỏ hơn như unisex hoặc body thì sẽ được nhiều áo hơn có thể lên tới 75, 75 áo. Ngoài ra một số đơn vị dùng vải mỏng thì một cây vải có thể 100 đến 120 áo tùy theo định lượng cụ thể)
Ngoài ra, yếu tố về tổng số lượng rất quan trọng. Với những đơn hàng số lượng lớn thì có thể cắt tối ưu vải, còn với những đơn hàng lẻ, số lượng ít việc tiêu hao nguyên phụ liệu có thể gấp 1.5 lần so với khi chúng ta làm các sản phẩm công nghiệp
Chuyền may là gì? Mỗi chuyền bao nhiêu người?
Chuyền may là một chuỗi sản xuất để cho ra một sản phẩm hoàn thiện cuối cùng, từ khâu đầu vào là vải bán thành phẩm và nguyên phụ liệu đến đầu ra sẽ là áo. Ở đây, mỗi người thường sẽ làm 1 việc khác nhau (ví dụ người vào sườn, người ráp tay, người vào bo, người kansai,….) Như vậy quy trình sản xuất sẽ tạo nên hiệu quả tối đa, vì thợ nào chuyên may đường thẳng thì chỉ cho chạy một đường thẳng, thợ nào chuyên uống đường cong như cổ hoặc nách thì cho chạy đường cong. Với cách sắp xếp này, tạo nên sự chuyên môn hóa trong công việc rất cao.
Số lượng người mỗi chuyền may thì tùy theo đặc thù sản phẩm và sự phân bổ về công việc một cách chi tiết. Tại Áo Động Lực chúng tôi chuyên các dòng sản phẩm áo thun thì một chuyền may chỉ từ 12 đến 18 người hoạt động ráp và chạy từng chi tiết cho sản phẩm
Làm sao để đồng bộ thông tin khi một sản phẩm qua tay(qua nhiều bộ phận, thợ thầy) quá nhiều người thực hiện?
Mỗi đơn vị thường sẽ có một quy trình may áo thun khác nhau. Song, tại Áo Động Lực chúng tôi ứng dụng công nghệ để quản lý. Mỗi mẫu thiết kế sau khi được khách hàng duyệt thì một vài giây sau thông báo đã được chuyển đi các bộ phận để chuẩn bị các nguyên phụ liệu cần thiết. Sau khi bộ phận này làm xong việc, công việc đó được dời qua bộ phận khác để tiếp tục hoàn thiện sản phẩm, mọi rủi ro hoặc thông tin sẽ được cập nhật một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Ngoài thế mạnh về công nghệ để vận hành hệ thống, điều đó còn giúp chúng tôi tối ưu nhận sự, tối ưu chi phí và lượng hóa các rủi ro cần thiết. Các hình ảnh chi tiết được cập nhật rõ ràng để mọi người từ thợ may, kỹ thuật in cho đến các bộ phận liên quan đều nắm rất rõ.
Khác biệt với quy trình may áo thun tại Áo Động Lực là gì?
Quy trình may áo thun tại Áo Động Lực ngoài ứng dụng công nghệ làm nền tảng để tối ưu vận hành thì khách hàng và đối tác trong nhiều năm qua cũng sẽ thấy rõ các lợi thế cạnh tranh rõ rệt của Áo Động Lực như sau:
+ Áo Động Lực có thể may đơn hàng với số lượng từ 20 cái, với các chất liệu vải chánh phẩm cao cấp, có kiểm định đầy đủ để đảm bảo chất lượng tốt cho người sử dụng
+ Áo Động Lực có kho hàng, có xưởng may, in thêu đầy đủ. Nên việc đồng bộ về sản phẩm rất tốt, trong khi các đơn vị khác họ chỉ làm được một phần của sản phẩm và phần lớn còn lại thì gia công ngoài. Việc này ảnh hưởng lớn đến tiến độ, chi phí và chất lượng sản phẩm
+ Với đội ngũ kỹ thuật nhiều năm trong nghề, máy móc sản xuất công nghệ cao, quy trình rõ ràng,… Chúng tôi luôn tự tin để đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe nhất về sản phẩm và đưa ra lựa chọn tối ưu nhất cho khách hàng với mức đầu tư hiệu quả.